Thành phần mỹ phẩm an toàn, không chứa các hợp chất hóa học gây kích ứng là vấn đề quan tâm của hầu hết người tiêu dùng. Trong đó, sulfate là thành phần được các chuyên gia trong ngành lên án nhiều nhất. Vậy Sulfate là gì? Và nguy hại cho làn da như thế nào? Cùng Mitudo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Giải đáp: Sulfate là gì? Sodium Lauryl Sulfate là gì?
Sulfate là chất hoạt động bề mặt, có khả năng nhũ hóa và làm đặc. Thường được thêm vào làm thành phần ở nhiều sản phẩm vệ sinh bề mặt như: dung dịch vệ sinh, dầu gội, kem đánh răng…
Sulfate thường có 2 dạng phổ biến là Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES). Trong đó Sodium Lauryl Sulfate (SLS) bắt gặp nhiều nhất ở sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Sodium Lauryl Sulfate là gì? Là một hóa chất tổng hợp có gốc sulfate với đặc tính làm sạch và tạo bọt, loại bỏ các chất bẩn bề mặt một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, chất này còn có công dụng ổn định, bảo quản mỹ phẩm dùng được lâu, không bị tác động của môi trường bên ngoài. Mặt trái của điều này là cực kỳ nguy hại cho làn da.
2. Sodium Lauryl Sulfate gây ảnh hưởng gì cho vùng kín?
Theo một nghiên cứu của GS.TS.BS Harald Löffler tại Viện da liễu của Đại học Marburg, Đức năm 2003. Giáo sư khẳng định rằng nhóm sulfate có thể gây ra kích ứng gây mất nước trên bề mặt da, khiến da khô, nứt nẻ…
Vào năm 2008, Tạp chí Da Liễu của Mỹ, cho thấy thành phần SLS gây nguy hại đến hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Khiến da yếu, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, bong tróc, mẩn đỏ, ngứa ngáy… Điều này cũng đã được Tạp chí Da Liễu của Anh nghiên cứu và công nhận vào năm 2014.
Nhóm sulfate tạo bọt tốt nhưng lại cực nguy hại cho bề mặt da
Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate (SLS) thì vùng kín sẽ bị ảnh hưởng tác động như thế nào?
-
Mất cân bằng độ pH lý tưởng của âm đạo
Vùng kín khi khỏe mạnh bình thường sẽ có độ pH sẽ nằm trong khoảng 3,8 đến 4,5. Đây được xem là độ pH lý tưởng, môi trường lý tưởng, có độ axit vừa phải, đủ để tạo hàng rào bảo vệ vùng kín khỏi các vi khuẩn gây hại xâm nhập và phát triển. Đồng thời ở môi trường này còn giúp phát triển các lợi khuẩn tốt cho vùng kín.
Tuy nhiên SLS là chất chủ yếu hoạt động ở môi trường kiềm, như vậy SLS trong dung dịch vệ sinh sẽ làm giảm độ axit của âm đạo. Điều này sẽ khiến độ pH lý tưởng bị phá hủy. Khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn đến mắc các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như ngứa vùng kín, vùng kín có mùi, đau rát khi quan hệ…
SLS gây mất cân bằng độ pH âm đạo nghiệm trọng
-
Bào mòn bề mặt da
SLS vốn có đặc tính làm sạch mạnh nên khi sẽ dễ gây bào mòn da, khiến da trở nên mỏng dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Đặc biệt ở vùng nhạy cảm thì làn da càng nhạy cảm hơn, khiến việc này nghiêm trọng hơn. Các tình huống dễ xảy ra như bị trầy xước do quần áo, ma sát khi di chuyển, hoạt động, khi quan hệ…
-
Làm khô, thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh
SLS khiến da bị mất nước, làm tế bào da khô héo, nhăn nheo, mất sự ẩm mịn, căng mướt ban đầu. Da thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc lão hóa nhanh, thâm xỉn, sần sùi ở da vùng kín.
Với những thông tin trên, có lẽ nàng đã biết hiểu hơn Sulfate là gì? Cũng như những nguy hại của hợp chất này đối với âm đạo. Hãy chú ý lựa chọn loại dung dịch vệ sinh không thành phần Sulfate để “cô bé” được chăm sóc một cách đúng nghĩa. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi một thói quen hay một sản phẩm mới. Dùng Dung Dịch Vệ Sinh Senshe từ hôm nay để “cô bé” khỏe mạnh mỗi ngày nhé.
Nguồn Nghiên Cứu Tham Khảo
- Löffler H, Happle R. Profile of irritant patch testing with detergents: sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate and alkyl polyglucoside.
Contact Dermatitis 2003 Jan;48(1):26-32.
- Torma H, Lindberg M, Berne B. Skin Barrier Disruption by Sodium Lauryl Sulfate-Exposure Alters the Expressions of Involucrin, Transglutaminase 1, Profilaggrin, and Kallikreins during the Repair Phase in Human Skin In Vivo
Journal of Investigative Dermatology, Vol 128, Issue 5, May 2008, Pages 1212-1219
- Schwitulla J, Brasch J, Löffler H, Schnuch A, Geier J, Uter W. Cutaneous Allergy Skin irritability to sodium lauryl sulfate is associated with increased positive patch test reactions.
British Journal of Dermatology. March 05 2014