Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh mà hầu như mỗi chị em đều mắc phải một lần trong đời dù là nặng hay nhẹ. Không chỉ những chị em phụ nữ mắc phải mà các bà mẹ trong thời kỳ mang thai cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao. Vậy có bầu bị viêm phụ khoa có sao không? Cùng Mitudo đi giải đáp nhé.
1. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Nguyên nhân bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai:
- Thay đổi hormone: Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao kéo theo độ pH tăng cao. Môi trường âm đạo trở nên có tính kiềm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đó là lý do gây ra tình trạng viêm nhiễm khi mang thai.
- Tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn: trong suốt thai kỳ, vùng kín sẽ tiết ra một lượng khí hư nhất định khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vùng kín luôn ẩm ướt là nguyên nhân gây nên viêm nhiễm phụ khoa.

- Do sự mở rộng của cổ tử cung: Khi mang thai, cổ tử cung sẽ bị giãn nở theo từng chu kỳ, nhất là vào 3 tháng cuối. Đây cũng là nguyên nhân khiến viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu tăng cao.
Tìm hiểu thêm
Top 5 Cách Trị Viêm Phụ Khoa Cho Bà Bầu Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Top 8 Review Dung Dịch Vệ Sinh Cho Bà Bầu “Cháy Hàng” Nhất
Mẹ Bầu Nên Dùng Dung Dịch Vệ Sinh Nào Cho Phù Hợp?
2. Triệu chứng viêm phụ khoa khi mang thai
- Ngứa rát dữ dội: Nếu cảm thấy ngứa, rát vùng kín khi mang thai thì có thể vùng kín đang bị viêm.
- Ra nhiều huyết trắng: Vùng kín sẽ tiết ra nhiều dịch bất thường bị vón cục hoặc loãng. Khí hư đặc thậm chí còn có mùi hôi khó chịu.
- Xuất huyết ngoài chu kỳ kinh nguyệt: khi gặp phải vấn đề phụ khoa vùng kín sẽ rỉ máu thường xuyên. Đặc biệt sẽ xuất huyết nhiều khi quan hệ tình dục.
- Rối loạn tiểu tiện: tiểu mót, tiểu buốt, thậm chí còn tiểu ra máu.

3. Có bầu bị viêm phụ khoa có sao không?
Viêm phụ khoa ở bất kỳ thời điểm nào cũng khiến chúng ta không thoải mái. Mặc khác còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, nhiễm khuẩn nấm,…
Nghiêm trọng hơn, còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi gây dị tật, sẩy thai hoặc sinh non. Các bé sinh ra có thể bị gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, tưa miệng, mắc các bệnh về mắt, tai, hô hấp… ảnh hưởng rất nhiều cho sự phát triển về sức khỏe và trí lực của bé sau này
4. Cách điều trị viêm phụ khoa khi đang mang thai
Theo chuyên gia, khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm bất thường ở vùng kín, nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn điều trị.
Tùy vào mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị đưa ra các phác đồ phù hợp với từng người. Thông thường sẽ được dùng các loại thuốc bôi hoặc đặt ở vùng âm đạo. Kết hợp sử dụng dung dịch vệ sinh cho bà bầu bị viêm để hỗ trợ ngăn ngừa bên ngoài.
Tuy nhiên, cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng đột ngột, tăng liều dùng hoặc sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh khi dùng thuốc, các thai phụ cũng thường hay áp dụng các mẹo dân gian để điều trị các bệnh nhiễm phụ khoa tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên như lá trầu không, lá ổi, chè xanh…
Các phương pháp này rất lành tính, phù hợp với các tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Tuy nhiên, để khỏi hẳn các bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

Bài viết trên hy vọng đã giúp các mẹ bầu giải đáp được “có bầu bị viêm phụ khoa có sao không?”. Theo dõi Mitudo để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích, kiến thức sức khỏe mới nhất nhé!