Hôi vùng kín khi mang thai? Hôi vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không và nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cùng Mitudo tìm hiểu lý do và cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai ngay trong bài viết này!
1. Những thay đổi của vùng kín khi mang thai
-
Khí hư ra nhiều hơn
Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ có thể gây ra những thay đổi ở cơ quan sinh dục nữ để thích ứng trong khi mang thai. Lúc này sẽ khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường, khí hư trong giai đoạn mang thai có thể có màu trắng trong hoặc có thể đục và có mùi nhẹ.
Vì khi hư ra nhiều nếu không được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng, vùng kín sẽ trở thành môi trường tạo điều kiện cho sự sinh sôi và xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm tấn công vào âm đạo, gây ra các bệnh viêm nhiễm, đau rát vùng kín khi mang thai
-
Màu sắc âm đạo sẫm hơn
Do lưu lượng máu tăng lên, các tĩnh mạch da ở vùng kín bị giãn nở khiến cho màu da âm hộ lúc nãy đậm và sẫm hơn bình thường. Nồng độ hormone thay đổi là nguyên nhân khiến các vùng da nhạy cảm như nách, nhũ hoa và vùng kín bị sẫm màu. Các sắc tố melanin hình thành làm mỏng bề mặt da và nhanh chóng chuyển màu từ trắng hồng sang đen sẫm.
-
Thay đổi về kích thước âm đạo
Vì sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ mà tuần hoàn máu trong cơ thể cũng tăng gấp đôi, điều này khiến môi âm đạo có thể trông như sưng hoặc phồng to hơn trong suốt thời mang thai. Điều này là sự thay đổi hết sức bình thường của âm đạo khi mang thai
Âm đạo là nơi thay đổi nhiều nhất khi phụ nữ mang thai
-
Âm đạo chảy máu khi mang thai
Âm dạo khi mang thai có thể bị ra máu do sự đậu trứng trên thành tử cung, hoặc vốn cơ thể khi mang thai đã dẫn đến sự gia tăng thể tích máu. Ngoài ra, đến gần cuối thai kỳ, khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ, nếu thấy khí hư khi đó có thể bị lẫn với một ít chất nhầy là màu hồng là chuyện hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên nếu trong suốt thai kỳ, lượng máu ra nhiều hoặc có sự bất thường, mẹ bầu nên thăm khám và tìm sự hỗ trợ từ các bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc nguy cơ sảy thai.
2. Vì sao vùng kín có mùi hôi khi mang thai
- Khí hư ra nhiều ẩm ướt khiến vùng kín có mùi hôi
- Các bệnh viêm nhiễm. nấm vùng kín
- Thay đổi nội tiết tố: Lượng estrogen và progesterone tăng cao, đồng thời lượng máu cũng gia tăng. chảy qua vùng âm đạo khiến cho môi trường âm đạo dẫn đến mất cân bằng độ pH. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn, nấm phát triển.
Do những thay đổi ở vùng kín khi mang thai, việc vùng kín có thể xuất hiện mùi hôi là điều dễ bắt gặp. Thực tế đây là tình trạng khá phổ biến nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nếu bị hôi vùng kín không xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý thì sau khi sinh nở, cơ thể dần hồi phục như trước thì mùi hôi sẽ dần biến mất.
3. Cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai
-
Sử dụng băng vệ sinh
Nếu như khí hư ra nhiều gây khó chịu, sử dụng băng vệ sinh là đơn giản nhất mà các mẹ bầu có thể áp dụng để vùng kín khô thoáng, giảm tình trạng ẩm ướt, nhầy nhụa ở vùng kín trong thời gian dài khi khí hư ra nhiều. Các mẹ có thể luân phiên dùng băng vệ sinh và vệ sinh vùng kín mỗi khi đi vệ sinh để tránh tích tụ vi khuẩn trong băng vệ sinh.
Sử dụng băng vệ sinh để giảm mùi hôi vùng kín
-
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Mẹ bầu nên tắm rửa thường xuyên và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, nhưng không tắm bồn và tắm quá lâu để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Mẹ bầu có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh phù hợp để vệ sinh vùng kín một cách an toàn và hiệu quả.
Vệ sinh vùng kín đúng cách để giảm mùi hôi vùng kín
Tránh các sản phẩm làm sạch âm đạo như thuốc xịt có chứa hương liệu hoặc xà phòng có chứa các thành phần gây kích ứng. Những sản phẩm này có thể loại bỏ lợi khuẩn sống tự nhiên trong âm đạo và là nguyên nhân gây ra mùi hôi của dịch tiết âm đạo.
Mẹ bầu có thể tham khảo dung dịch vệ sinh phụ nữ Senshe, với thành phần chiết xuất thiên nhiên Tỏi và lá trầu không, không chất tẩy rửa cùng nhiều dưỡng chất khác sẽ giúp vùng kín của mẹ bầu luôn được thoáng sạch, dễ chịu.
-
Mặc quần áo thoáng mát
Hạn chế mặc quần áo bó sát, các chất liệu thô ráp để giảm được việc phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín. Nên lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, ít gây ma sát cho vùng kín.
Lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, ít gây ma sát cho vùng kín
Giữ cho khu vực xung quanh âm đạo càng khô càng tốt. Tránh mặc quần lót ẩm ướt, quần bó sát, tránh để da tiếp xúc với không khí dễ gây ra các vấn đề về tuần hoàn. Mẹ bầu nên thay quần lót ít nhất hai lần một ngày để giữ cho “vùng kín” luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của nấm và vi khuẩn.
-
Thay đổi chế độ ăn uống
Để đảm bảo sức khỏe của bạn và em bé, hãy ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh thức ăn cay và thức ăn có mùi như tỏi hoặc cần tây. Bổ sung thêm các thức ăn chứa lợi khuẩn như sữa chua Hy Lạp…
-
Bổ sung nước cho cơ thể
Không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng hôi vùng kín, việc uống đủ nước không chỉ cung cấp cho cơ thể mà khu vực vùng kín cũng được cấp nước để hạn chế việc thiếu nước gây khô, rát, ngứa vùng kín.
-
Dùng thuốc theo chỉ định
Nếu mùi hôi vùng kín của mẹ bầu là do nhiễm trùng, hãy đi khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định. Lưu ý không tự ý ngưng thuốc hay tăng, giảm liều lượng thuốc trong quá trình điều trị.
Dùng thuốc theo chỉ định để trị hôi vùng kín khi mang thai
Nếu bạn bầu cũng đang có tình trạng hôi vùng kín, hãy xem xét tình trạng của mình để nhận biết bình thường hay có dấu hiệu bệnh lý để kịp thăm khám và chữa trị kịp thời.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ bầu hiểu hơn vì sao vùng kín có thể có mùi hôi trong giai đoạn thai kỳ và cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai. Theo dõi https://mitudo.vn/ để biết thêm về các thông tin hữu ích và đừng chần chờ sở hữu dung dịch vệ sinh Senshe giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo mùi hôi vùng kín.